Sâm dây hay còn gọi là Đảng sâm (Codonopsis sp) là cây thân thảo, thân leo sống nhiều năm, dài 2 – 3 m, phân nhánh nhiều. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng. Rễ củ hình trụ dài, phân nhánh, nạc, màu vàng nhạt. Lá đơn, mọc đối, hình trứng hoặc hình tim, cỡ 2-5 x 2-4,5 cm, mỏng, mềm, màu xanh lá mạ, mặt dưới có lông nhung trắng, mép nguyên hoặc có răng cưa tù; cuống lá dài 3-7cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, hình chuông, màu trắng hoặc hơi vàng, họng có vân tím. Đài 5 thuỳ, hình mác nhọn, hơi dính nhau ở gốc. Tràng hoa chia thành 5 thuỳ, hình tam giác nhọn. Nhị 5. Bầu 5 ô. Quả mọng, 5 cạnh, khi chín màu tím, mang đài tồn tại. Hạt nhiều, tròn, nhỏ, màu vàng nâu.
Mùa ra hoa từ tháng 5-7, mùa quả chín tháng 7-9 ở các vùng phía Bắc;còn đối với các tỉnh phía Nam như Lâm Đồng, Kon Tum có mùa quả muộn hơn 2-3 tháng. Cây có thể lụi tàn vào mùa đông hoặc mùa khô (đối với các tỉnh khu vực Tây Nguyên như Kon Tum, Lâm Đồng). Đến mùa xuân hoặc đầu mùa mưa, từ gốc mọc lên 1 – 2 chồi và sinh trưởng rất nhanh.
Sâm dây được nhân giống tự nhiên từ hạt. Khả năng tái sinh từ rễ củ còn sót lại khi thu hoạch kém. Cây ưa ẩm, ưa sáng, nhưng chịu được bóng râm, cây thường mọc ở những nơi đất tốt, nhiều mùn, trong các chỗ trống và ven các rừng thứ sinh và nương rẫy.
Từ những củ Sâm dây tươi sau khi đã rữa sạch đất, cắt lá ta đem đi phơi đến khi củ Sâm khô hoàn toàn sâm dây
Để được 1kg Sâm dây khô bạn cần khoảng 6kg Sâm dây tươi, và qua quá trình loại bỏ những củ bị vụn sau khi phơi ta mới được những củ Sâm dây khô loại 1.
Là sản phẩm quý hiếm, độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho rứng núi Bắc Tây Nguyên. Tại Kon Tum Sâm dây được trồng và chăm sóc chủ yếu tại 03 huyện KonPlong, Tu Mơ Rông và Đakglei, vùng trồng chủ yếu được trồng độ cao 900-2000m so với mực nước biển, thược dãy núi trường sơn, giáp vùng núi Ngọc Linh Kon Tum.
Đặc điểm phân bố của cây Sâm dây.
Cho đến nay những công trình nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về đặc điểm sinh học, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, lâm sàng cây Đảng sâm. Các nghiên cứu về nhân giống cây này chưa có nhiều. Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cây Đảng sâm có thể nhân giống thông qua con đường nuôi cấy mô tế bào thực vật và gieo trồng từ nguồn hạt tự nhiên.
Tại Việt Nam sâm dây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trước đây có nhiều ở một số tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang; còn ở Cao Bằng và Lạng Sơn ít hơn. Các tỉnh phía Nam chỉ thấy tập trung ở cao nguyên Langbian, Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) và xung quanh chân núi Ngọc Linh (Đakglei, Tu Mơ Rông, KonPlong tỉnh Kon Tum và Quảng Nam – Đà Nẵng).
Tại Kon Tum, Đảng Sâm phân bố chủ yếu ở vùng Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông và ĐăkGlei, một số xã thuộc huyện KonPlong (xã Đắklong, Măng Bút, Măng Cành). Do là loại cây dược liệu có giá trị kinh tế nên hiện nay người dân đang khai thác theo cách tận thu, làm khan hiếm trong tự nhiên. Trong tương lai không xa, nguồn cây dược liệu mang tính đặt trưng của vùng sẽ dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng ta phải chủ động sản xuất nguồn giống để đưa vào canh tác.
- Là loại dược liệu quý được đưa vào sách đỏ Việt Nam từ năm 1996. sâm dây
- Sâm dây là nguồn cây tự nhiên mọc trên dãy núi Ngọc Linh thuộcTỉnh Kon Tum, là dãy núi cao nhất Trường Sơn, là nơi tập trung những tinh hoa, các loại thảo mộc, dược liệu quý hiếm nhất cả nước. sâm dây
Sâm dây Ngọc Linh có tác dụng gì?
Thành phần dược chất
Từ kết quả dự án trồng và chăm sóc cây Sâm dây tại 03 huyện thuộc tỉnh Kon Tum (Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plong) chúng tôi đã tiến hành thu mẫu và phân tích hoạt chất và đã có những kết quả dưới đây:
Công dụng của sâm dây Ngọc Linh
Saponin là glucosides với các đặc tính tạo bọt. Saponin bao gồm một aglycones polycyclic gắn liền với một hoặc nhiều chuỗi bên đường. Phần aglycone, còn được gọi là sapogenin, hoặc là steroid (C27) hoặc một triterpene (C30). Saponin có nhiều lợi ích sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chứng minh các tác dụng: giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ ung thư, sức khỏe của xương và kích thích hệ miễn dịch, hoạt động như một chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Ngoài thành phần saponin, có thành phần Polysaccharide mang hoạt tính dược lý có chức năng tăng cường năng lực chống ung thư. Polysaccharides là một trong những cấu trúc chính của carbohydrate được tìm thấy trong hệ thống sống. Trong bối cảnh có liên quan của điều trị ung thư, hiệu quả của Polysaccharides hoạt tính sinh học đã được ghi nhận trong các mô hình tiền lâm sàng và cho thấy làm giảm sự tăng trưởng của khối u và kéo dài sự sống bằng cách kích thích miễn dịch, apoptosis, và bắt giữ chu kỳ tế bào. Các hoạt động miễn dịch của Polysaccharides bao gồm kích hoạt của đại thực bào (s), tế bào diệt tự nhiên (NK), các tế bào lympho killer kích hoạt (LAK), các tế bào đuôi gai, tế bào lympho khối u xâm nhập, và kích thích giải phóng các cytokine khác nhau bao gồm interferon, khối u yếu tố hoại tử, interleukins, và thuộc địa của kích thích tố của (thụ thể Toll-like, dectin-1 và CR3) cụ thể thụ qua trung gian cảm ứng biểu hiện gen. α-spinasterol là chất đối kháng hiệu quả và an toàn, nó có tác dụng như một chất giảm đau.
- Làm đẹp da, chống lão hóa, tăng lượng máu cho não, tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu, chữa bệnh máu khó đông. sâm dây
- Tăng cường sức đề kháng, tăng hồng cầu, giảm bạch cầu (chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, kém tiêu hóa, mệt mỏi, bổ thận… sâm dây
- Ngoài ra, Sâm rừng còn có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch của cơ thể, có tác dụng kháng viêm, hóa đàm, giảm ho, kháng khuẩn…
Cách bào chế và sử dụng Sâm dây Ngọc Linh
Phương pháp bào chế Sâm dây Ngọc Linh
- Theo Lôi công bào chế: Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát sao qua giấy
- Theo Việt Nam: Sấy hoặc ủ cho mềm, thái lát dùng sống. Tẩm nước gừng sau đó sao gạo nếp cho vàng, bỏ gạo, tán sâm thành bột, cho vào thuốc dùng.
Dùng trong chế biến món ăn
Sâm dây là loại thực phẩm bổ dưỡng với sức khỏe. Đây là 1 liều thực phẩm có mặt trong nhiều thang thực phẩm như “thập toàn đại bổ”,“tứ quân tử thang”. Ngoài ra cũng được phối hợp với nhiều loại thảo dược khác để chữa các bệnh, thiếu máu, suy nhược…Về cách dùng thì có thể dùng trong các món hầm như gà ác, rùa, …nhưng phổ biến và đem lại hiệu quả nhất là sắc nước và ngâm rượu.
Món ăn được chế biến từ củ và lá sâm dây rất bổ dưỡng
Sắc nước uống
- Mỗi lần sắc nước khoảng 40-50gram với 2l nước. Dùng dao cắt khúc sâm dây thành 2 đốt ngón tay , rửa sạch cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút để bớt nóng rồi uống.
- Nước sâm dây có màu vàng , mùi thơm , uống vào có vị sâm , ngọt mát , sẽ ngon hơn khi uống nóng. Nên sắc nước uống vào sáng và trưa , hạn chế uống tối vì trong sâm dây có những hoạt chất bồi bổ làm kích thích thần kinh có thể gây khó ngủ.
- Nước sâm dây là một đồ uống tốt cho sức khỏe với hương vị thơm ngon dễ uống. Có thể xem như 1 loại đồ uống hằng ngày bồi bổ cơ thể hoặc thậm chí là một loại “trà” lạ , độc đáo có giá trị cao . Mỗi ngày chỉ tốn khoảng 40gram cho một đồ uống bổ dưỡng cho cả nhà ,tin chắc sẽ không làm mọi người thất vọng với nước sâm dây Kon Tum Ngọc Linh.
Ngâm rượu
- Cứ 1kg sâm dây khô ngâm với 10l rượu ngon( trên 40 độ) trong vòng 6 tuần là uống được. Tốt là nên ngâm rượu trong hủ thủy tinh hoặc chum sành thì rượu sẽ ra ngon nhất.
- Khi đủ thời gian ngâm sẽ thấy rượu có màu vàng cánh gián đẹp mắt , mùi thơm nồng , uống vào có vị ngọt của sâm . Mỗi ngày dùng khoảng 100ml vào 2 bữa trưa và tối. Uống vào sẽ có cảm giác ăn ngon miệng , ngủ ngon , người thoải mái, khỏe mạnh.
- Cảm giác tự mình ngâm , ra 1 loại rượu thơm ngon và nhất là thật sự bổ dưỡng với sức khỏe , tin chắc quý khách sẽ hài lòng với hủ rượu sâm dây Ngọc Linh
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc đảng sâm
- Thanh Phế kim, bổ nguyên khí, khai thanh âm, tráng gân cơ: Đảng sâm 640g, Sa sâm 320g, Quế viên nhục 160g. Nấu thành cao, uống (Thượng Đảng Sâm Cao – Đắc Phối Bản Thảo).
- Trị tiêu chảy, lỵ, khí bị hư, thoát giang: Đảng sâm (sao với gạo) 8g, Chích kỳ, Bạch truật, Nhục khấu tương, Phục linh đều 6g, Sơn dược (sao) 8g,Thăng ma (nướng mật) 2,4g, Chích thảo 2,8g. Thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Sâm Kỳ Bạch Truật Thang – Bất Tri Y Tất Yếu).
- Trị uống phải thuốc hàn lương làm cho Tỳ Vị bị hư yếu, miệng sinh nhọt: Đảng sâm, Chích kỳ đều 8g, Phục linh 4g, Cam thảo 2g, Bạch thược 2,8g, sắc uống (Sâm Kỳ An Vị Tán – Hầu Khoa Tử Trân Tập).
- Trị Phế quản viêm mạn, lao phổi (Phế khí âm hư): Đảng sâm 12g, Tang diệp 12g, Thạch cao (sắc trước) 12g, Mạch môn 12g, A giao 8g, Hồ ma nhân 6g, Hạnh nhân 6g, Tỳ bà diệp (nướng mật) 6g. Sắc uống (Thanh Táo Cứu Phế Thang -Y Môn Pháp Luật).
- Trị thần kinh suy nhược: Đảng sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 8g. Sắc uống (Sinh Mạch Tán – Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận).
- Trị trẻ nhỏ miệng bị lở loét: Đảng sâm 40g, Hoàng bá 20g. Tán bột, bôi (Thanh Hải Tước Trung Y Kinh Nghiệm Giang Biên).
- Trị huyết áp thấp: Đảng sâm 16g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g, Cam thảo 6g, Đại táo 10 quả, sắc uống ngày 1 thang. 15 ngày là 1 liệu trình, dùng 1-2 liệu trình. Đã chữa 30 trường hợp: có kết quả: 28, không rõ kết quả: 02 (Quảng Tây Trung dược Tạp Chí 1985, 5: 36).
- Trị huyết áp cao ở người bị bệnh cơ tim: Đảng sâm 10g, Vỏ con trai (loại cho ngọc) 16g, Sinh địa 10g, Đương quy 10g, Trắc bá tử (hạt) 16g, Táo 16g, Phục linh 16g, Mộc hương 6g, Hoàng liên 6g. Sắc với 800ml nước, chia làm 3 lần uống liên tục2 – 2,5 tháng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
- Trị Phế quản viêm mạn (thể khí hư huyết ứ): Đảng sâm, Ngũ linh chi, Thương truật, Sinh khương, mỗi thứ 10g, sắc uống. Đã trị 32 trường hợp, mỗi năm uống thuốc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mỗi lần 20-30ml (những lúc sốt,cảm, không uống), uống liên tục 1-2 tháng, có kết quả: 93,75%. kết quả tốt 53,13%, không có phản ứng phụ (Trung Dược Thông Báo 1986, 3: 55).
- Trị thần kinh suy nhược: Dùng dung dịch tiêm ‘Phức Phương Đảng Sâm’ (mỗi ml có 1g Đảng sâm, 50mg Vitamin B1) tiêm bắp mỗi ngày 1 lần 2ml, liệu trình 15 ngày, có kết quả nhấtđịnh (Hồ Bắc Khoa Học Kỹ Thuật Y Dược Tạp Chí 1976, 3: 25).
- Trị tử cung xuất huyết cơ năng: Dùng độc vị Đảng sâm, mỗi ngày 30-60g, sắc, chia làm 2 lần uống, liên tục 5 ngày trong thời kỳ kinh nguyệt . Đã trị 37 trường hợp, khỏi: 5, kết quả tốt: 14, có kết quả: 10, không kết quả: 8 (Triết Giang Trung YTạp Chí 1986, 5: 207).
- Trị hư lao, ho, cơ thể suy nhược: Đảng sâm 16g, Hoài sơn 12g,Ý dĩ nhân 6g,Cam thảo 2g,Khoản đông hoa 6g,Xa tiền tử 6g.Sắc,chia làm 3 lần uống. (Trung dược học).
- Trị Thận suy, hay đau lưng, mỏi gối, đái lắt nhắt, bồi dưỡng cơ thể: Đảng sâm 16g,Cáp giới 6g,Huyết giác 1,2g,Trần bì 0,8g,Tiểu hồi 6g.Ngâm với 1 xị (250ml) rượu uống trước khi đi ngủ(Trung dược học).
- Trị cơ thể mỏi mệt, ăn kém ngon, đại tiện lỏng: Sắc 20 – 40g Đảng sâmuống, hoặc kết hợp các vị thuốc khác như: Bạch truật (sao), Đương quy, Ba kích mỗi thứ 12g,sắc uống hoặc tán bột viên với mật, ngày uống 12-20g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị người già suy yếu lâu ngày, người làm việc nhiều hao sức lao động cũng như trí óc, mệt tim, ê ẩm: Đảng sâm 40g,Ngưu tất, Mạch môn, Đương quy, Long nhãn mỗi thứ 12g,sắc uống ngày 1 thang. Nếu bệnh nặng nguy cấp thêm Nhân sâm 4-8g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị trung khí suy nhược, tỳ vị bất hòa: Nấu Đảng sâm với đường cát thành cao lỏng Đảng sâm, uống (Đảng Sâm Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị Khí huyết đều suy: Đảng sâm, Chích hoàng kỳ, Bạch truật, Long nhãn, Đường cát, nấu thành cao uống(Đại Sâm Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Phân biệt các loại sâm dây.
Trên thế giới, chi Codonopsis có 44 loài, phân bố chủ yếu từ Hymalaya đến Nhật bản. Châu á có khỏang 11 loài, Trung quốc có 6-7 loài, Đông dương 3 loài, trong đó Việt Nam 2 loài được mô tả và dùng làm thuốc với tên Đảng sâm.
Ở Trung Quốc có rất nhiều loài Đảng sâm, còn nhiều loài chưa dám định tên, hiện nay chỉ mới giám định được một số loài:
Đảng sâm leo (Codonopsis sp.) Còn gọi là Rầy cấy, Mần cấy, cây này chưa được mô tả trong tập Flore générale de l’Indochine, đó là cây thảo sống lâu năm, thân mọc bò hay leo. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể tới 1-1,7cm. Lá mọc đối có khi mọc cách hay hơi vòng. Phiến lá hình tim hay hình trứng rộng, gốc lá hình tim mép nguyên hay hơi lượn sóng hoặc có răng cưa, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng nhạt. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Đài 5, Tràng hình chuông màu vàng nhạt, chia 5 thùy, nhị 5. Bầu 5 ô, quả nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Ra hoa vào tháng 7 tháng 8, có quả vào tháng 9 tháng 10. Cây mọc tự nhiên ở những vùng rừng ẩm thấp miền núi đông bắc và tây bắc nước ta, ở Lạng sơn, Cao bằng và khu Tây Bắc, người ta thu hái về bán với tên là Phòng đảng sâm.
Đảng sâm, Kim tiền báo, Thổ đảng sâm (Campanumoea javanica Blume) còn có tên là cây Đùi gà, Mằn rày cáy (Tày), Cang hô (Mèo); đó là cây cỏ sống lâu năm thân leo. Rễ hình trụ, phân nhánh, đôi khi cũng có hình người, lá mọc đối, ít khi mọc so le hình tim, nhẵn hoặc có ít lông, đầu lá nhọn, mép lá nguyên hoặc có khía răng nhỏ, bấm vào lá có nhựa mủ. Phiến lá dài 3-8cm, rộng 2-4cm. Hoa mọc riêng rẽ ở kẽ lá, hình chuông màu trắng hoặc hơi vàng, họng có vân tím. Đài 5, tràng 5 cánh, nhị 5. Quả nang, màu tím, chứa nhiều hạt hình trái xoan, màu vàng bóng. Cây mọc hoang ở vùng núi cao, chỗ ẩm mát, nhiều mùn. Có nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu. Ở miền núi người dân tộc đã trồng xen Đảng sâm với Ngô, kết quả tốt.
Xuyên đảng sâm (Codonopsis tangshen Oliv) trên cơ bản sống loài C.pilosula (Franch) Nannf nhưng lá hình trứng hay hình trứng đuôi nhọn, mặt lá không có lông, chỉ có ở rìa lá mới có lông nhung. Sau khi ra hoa thì có quả đuôi màu trắng tím, cuống dài, hình dẹt, to hơn loại trên, ở chổ núi cao mưa nhiều về mùa thu quả chín không nứt. Có nhiều ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Đảng sâm hoa xanh (Codonopsis viridiflora M.xim), ở trên thân có nhiều lông gai ngắn, đến lúc gìa thì tự rụng. Lá mọc đối hay mọc cách. Dài 2-3cm, hai mặt đều có lông gai ngắn, lá nguyên không có răng cưa, cuống lá tương đối ngắn, Hoa mọc đơn trên ngọn, tràng hình chuông, dài 1cm màu xanh vàng, trong có nếp nhăn ngắn. Loài này có ở khu tự trị A-pa tỉnh Tứ Xuyên.
Đảng sâm hoa ống (Codonopsis tubulosa Kom) cây thảo thân leo bò. Thân lá đều có lông dài, lá hẹp dài hình bầu dục, 3-8cm, đuôi lá có răng thưa. Cánh hoa sâu, dài bằng nửa ống hoa, tràng hình ống, dài độ 3cm, phân bố ở khu Tây Sương tỉnh Tứ Xuyên.
Đảng sâm mõm chó: (Codonopsis nervosa Nannf), thuộc cây thảo, thân đứng thẳng, sống nhiều năm. Rễ cọc đâm thẳng xuống, trong có lõi gỗ bằng nửa thể tích củ, cao độ 20cm, nhỏ bé lông thô dày. Lá mọc đối, hình trứng dài 1-1,5cm, mép nguyên, hai mặt đều có lông, tràng hình chuông dài độ 1,5cm, màu lam nhạt, trong có thới màu tím đậm. Có ở khu tự trị dân tộc Tạng A-pa và chuyên khu Tây Sương tỉnh Tứ Xuyên.
Ngoài ra ở đông bắc còn có các loài Codonopsis lanceolata Benth. et Hook. (Xem: Dương nhũ) có rễ hình chùy, loài Codonopsis ussuriensis Hemsl, có rễ hình củ tròn, thường trộn lẫn với Đảng sâm để bán.
Rễ khô cây Đảng sâm hơi giống rễ khô của cây Tục đoạn (Dipsacus japonnicus Miq) họ Dipsacaeac, cần phân biệt để chống nhầm lẫn (Danh Từ Dược vị Đông Y)
Kiêng kỵ khi dùng đẳng sâm
. Cót hực tà, cấm dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
. Khí trệ, phẫn nộ, hỏa vượng: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Giải).
. Khương Đình Lương trong ‘Tài Liệu Nghiên Cứu Trung Y Dược 1976, 4: 33 thì nếu dùng Sâm lượng quá lớn (mỗi liều quá 63g Đảng sâm) gây cho bệnh nhân khó chịu vùng trước tim và nhịp tim không đều, ngưng thuốc thì hết (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Lưu ý khi dùng đẳng sâm
Đảng sâm đã có thể bổ khí lại có thể bổ huyết, chuyên điều lý về các bệnh tật của các bệnh tỳ vị, đối với các chứng khí huyết đều hư, cần nên dùng tới nó. Nó lại còn có thể dùng trong trường hợp vừa hư vừa thực, chẳng hạn như người suy nhược kèm ngoại cảm thì có thể dùng nó cùng các vị thuốc giải biểu, cơ thể suy nhược mà lý thực cũng có thể dùng chung nó uống với thuốc ôn hạ, đều dùng trong trường hợp lấy mục đích phù trợ chính khí để điều đạt tà khí. Vị này sức bổ tuy không bằng Nhân sâm, nhưng trong các bài thuốc bổ dùng nó rất rộng rãi “(Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
.”Có thể dùng Đảng sâm như Nhân sâm, để thay Nhân sâm khi thiếu, hoặc có Nhân sâm nhưng vẫn dùng Đảng sâm trong trường hợp tỳ hư, ăn kém, mệt mỏi, phế hư do phiền khát hoặc thiếu máu, vàng da, phù chân, tiểu đục. Dùng riêng hoặc dùng rộng rãi phối hợp với các vị thuốc khác trong các bài: Tứ Quân Tử Thang, Thập Toàn Đại Bổ Thang, Bát Vị Địa Hoàng Hoàn…” (Trung Dược Học).
.” Đảng sâm có thể thay được Nhân sâm. Phàm những bài thuốc xưa nay có dùng Nhânsâm, đơn nào cũng có thể thay bằng Đảng sâm được. Có mấy loại Đảng sâm, dùng loại Tây lộ đảng sâm và Đài đảng sâm làtốt nhất. Loịa ngoài bì có đường vân ngang nhỏ, thịt trắng mềm nhuận, đầu nhỏ hơn thân, mùi thơm, vị ngọt gần với Nhânsâm, kiện Tỳ mà không táo, bổ Vị mà không thấp, không giống như sâm Cao ly thiên về cương táo. Chỉ tiếc làsức thuốc hơi bạc nhược, không giữ được lâu. Nếu hư nặng mà nguy cấp thì nên dùng Nhân sâm. Nhân sâm, Cao ly sâm, Đong dương sâm, Tây dương sâm giá đắt hơn, Đảng sâm giá rẻ hơn mà công dụng gần như nhau “ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
.” Đảng sâm và Hoàng kỳ đều là thuốc bổ khí. Nhưng Đảng sâm bổ, lực yếu, tính vị ngọt, bình, không ôn cũng không táo, bổ khí kiêm ích tâm, dưỡng huyết, khí hư và âm huyết hư đều phải dùng đến Đảng sâm” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
“ Đảng sâm và Nhân sâm đều làyếu dược để bổ khí. Đảng sâm ngọt bình, sức thuốc hòa hoãn, thiên về bổ trungkhí kiêm ích Phế khí, sinh tân, dưỡng huyết. Nhân sâm ngọt, hơi đắng, vị ấm, là vị thuốc rất bổ, hay bổ cho ngũ tạng, đại bổ nguyên khí, cố thoát, phục mạch, an thần, ích chí, sinh tân, về mặt dưỡng huyết so với Đảng sâm thì hơn” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).