Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Tiêu rừng

Tiêu rừng

GIÁ TIÊU RỪNG KHÔ: 150,000VNĐ/KG

ĐẶT HÀNG GỌI: 0909.652.109

GIỚI THIỆU VỀ CHÚNG TỒI:

  • Nguồn gốc: Chúng tôi chuyên cung cấp sản phẩm tiêu rừng, được người dân khai thác trực tiếp từ rừng tại các tỉnh Tây Nguyên.
  • Về số lượng: chúng tôi có thể đáp ứng được mọi số lượng theo yêu cầu của quý khách.
  • Chất lượng: Tiêu rừng của chúng tôi đã được loại bỏ 99% cành, phơi khô dưới ánh nặng tự nhiên, độ ẩm khoảng 8%, đủ tiêu chuẩn hàng xuất khẩu.
  • Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0909.652.109, hoặc email: [email protected]
Tiêu rừng

PHƯƠNG THỨC MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN:

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Quý khách có nhu cầu mua tiêu rừng, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số hotline để đặt hàng, quý khách vui lòng cung cấp địa chỉ, nhân viên của chúng tôi sẽ giao hàng trong vòng 5 tiếng cho quý khách. Khi nhận hàng quý khách thanh toán cho nhân viên giao hàng, quý khách vui lòng cộng thêm 20-40k/lần giao hàng. Tùy thuộc vào khu vực gần xa.
  • Tại các tỉnh khác: Chúng tôi sẽ giao hàng qua dịch vụ giao hàng và thu tiền tận nhà, thời gian giao hàng giao động từ 2-5 ngày tùy thuộc vào nơi ở của quý khác. Quý khách nhận hàng và thanh toán tiền cho nhân viên bưu điện. Vui lòng gửi thêm tiền cước gửi hàng cho nhân viên bưu điện.

 

GIỚI THIỆU VỀ HẠT TIÊU RỪNG.

Hạt tiêu rừng có phải là hạt mắc khén không? Câu hỏi này tôi nhận được rất nhiều, mỗi khi có người có nhu cầu mua hàng. Tôi xin khẳng định, tiêu rừng là tiêu rừng, hạt mắc khén là hạt mắc khén, hai loại gia vị này khác nhau hoàn toàn về hình dáng và mùi vị các bạn nhé! Để tìm hiểu thêm về lá hạt mắc khén, các bạn vui lòng tham khảo tại đây:

XEM HẠT MẮC KHÉN

Hình ảnh về Tiêu rừng, Mắc khén và Hoa tiêu:

Tiêu rừng, mắc khén, hoa tiêu

Tên gọi: Hạt tiêu rừng, chính xác hơn phải gọi là quả tiêu rừng. Vì quả tiêu rừng hái về chỉ loại bỏ cành và phơi khô, không loại bỏ vỏ hay bất cứ gì trên quả.

Phân bố: Cây tiêu rừng mọc hoang rất nhiều tại các tỉnh miền trung và Tây Nguyên. Đặc biệt tại cách vùng rừng của tỉnh Gia Lai, Komtum.

Mùi vị: Tiêu rừng có vị hơi đắng, cay nhẹ, không cay gắt như Hồ tiêu. Mùi vị của tiêu rừng cũng không thể lẫn được với các loại gia vị khác, để miêu tả chính xác mùi thơm của Tiêu rừng thì có lẽ hơn khó, Tiêu rừng có mùi thơm của lá chanh, quyện thêm ít mùi thơm của sả… Và mùi thơm này cũng không thể so sánh với mùi thơm của mắc khén vì 2 mùi thơm này cũng hoàn toàn khác nhau.

Cách dùng Tiêu rừng trong chế biến món ăn: Tiêu rừng là một loại gia vị rất phù hợp với các món nướng. Để sử dụng hạt tiêu rừng đúng cách, các bạn nên rang hạt tiêu rừng lên, sau đó cho vào cối xay tiêu, xay cho nhuyễn. Khi nêm vào các món ăn, nên cho một lượng vừa phải, cho quá nhiều, món ăn sẽ đắng và rất khó ăn. Để đạt hiệu quả cao nhất, các bạn nên kết hợp với một số gia vị cơ bản khác.

 

ỨNG DỤNG, TÊN GỌI KHÁC CỦA TIÊU RỪNG:

Trích Từ điển cây thuốc Việt Nam – GS Võ Văn Chi, nhà xuất bản Y học

Tiêu rừng hay còn gọi là Màng tang, tên khoa học:  – Litsea cubeba (Lour.) Pers, thuộc họ Long não – Lauraceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao độ 5-8m, thân vỏ xanh, có lỗ bì, già thì có màu nâu nâu xám, cành nhỏ và nằm. Lá mọc so le, phiến lá hình mác dài độ 10cm, rộng 1,5-2,5cm, dày, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới xám sau biến màu đen, mép nguyên; cuống lá mảnh; gân lá rõ. Hoa nhỏ khác gốc, màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở nách lá. Quả mọng hình tròn hay hình trứng khi chín màu đen, mùi rất thơm. Hoa tháng 1-3, quả tháng 4-9.  

cây và quả tiêu rừng

Bộ phận dùng: Rễ, cành, lá, quả – Radix, Ramulus, Folium et Fructus Litseae. Quả thường gọi là Tất trưng già.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi cao trong các savan cây bụi như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, tới Kontum, Lâm Ðồng và đã được trồng ở một số nông trường để làm cây che bóng cho chè, có nơi dùng lấy quả để cất tinh dầu. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái quả vào mùa hè thu rễ và lá thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: Quả chứa tinh dầu (38-43%) một nguồn chiết xuất citral hàm lượng thường là 80%. Cây chứa tinh dầu (0,81%) và alcaloid laurotetanin. Vỏ chứa alcaloid N-methyl-laurotetanin.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.

Quả tiêu rừng

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ được dùng trị 1. Ngoại cảm, nhức đầu đau dạ dày; 2. Phong thấp đau nhức xương đau ngang thắt lưng, đòn ngã tổn thương; 3. Ðầy hơi; 4. Sản hậu ứ trệ bụng đau, kinh nguyệt không đều.

Quả cũng dùng trị ăn uống không tiêu, đau dạ dày.

Lá dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da, viêm vú và trị rắn cắn.

Liều dùng: Rễ 15-30g, dạng thuốc sắc, quả 3-9g dạng thuốc sắc, lá tươi dùng giã nát đắp.

Ðơn thuốc:

1. Ngoại cảm tê thấp đau nhức xương; Rễ Màng tang và thân 15-30g sắc uống.

2. Viêm vú cấp tính: Lá màng tang tươi, dầm trong nước vo gạo và dùng đắp.

3. Ðau bụng kinh niên, đầy hơi ỉa chảy: Quả màng tang, rễ Xuyên tiêu, rễ cúc áo hoa vàng, rễ Kim sương, rễ Chanh, liều lượng bằng nhau nấu thành cao lỏng, uống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *