GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN

KHÁCH HÀNG TẠI TPHCM
Thời gian giao hàng: Giao hàng trong vòng 24h kể từ lúc đặt hàng.
Cước phí giao hàng: 20-40k/ lần giao hàng

KHÁCH HÀNG TẠI CÁC TỈNH KHÁC
Thời gian giao hàng: Chuyển nhanh: 2 ngày, chuyển chậm 5-7 ngày.
Cước giao hàng: Tính theo giá cước bưu điện.
ĐẶT HÀNG GỌI: 0909.652.109
Khổ qua rừng là cây gì?
Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng rừng, Ổ qua rừng, cẩm lệ chi, lương qua, Lại bồ đào. Nó có tên khoa học là Momordica charantia thuộc chi mướp đắng (Momordica), họ bầu bí (Cucurbitaceae), bộ bầu bí (Cucurbitales).
Mướp đắng rừng có tên tiếng anh là wild bitter melon, wild bitter squash, wild bitter gourd.
Cây khổ qua rừng phân bố ở đâu:
Cây khổ qua có nguồn gốc ở một số quốc gia ở Châu Phi và Châu Á như Việt Nam, Pakistan, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á, Caribbean…và một số ít ở Châu Úc.
Ở Việt Nam, khổ qua rừng phân bố chủ yếu ở những vùng đồi núi, các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ. Hiện nay khổ qua rừng đã được người dân đưa về và trồng rộng rãi trên nhiều tỉnh khu vực miền nam.
Đặc điểm của cây khổ qua rừng:
Mô tả thực vật:
Thân cây: Là loài dây leo thân thảo sống hàng năm, chu kỳ sống 5-6 tháng. Cây khổ qua có dạng dây leo bằng tua cuốn, thân có cạnh, dây có thể bò 2-3 mét
Lá khổ qua rừng: Lá mọc so le, Dài 5-10 cm, rộng 4-8cm, Phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng, Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, gân lá có lông ngắn
Hoa cây khổ qua rừng: Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài, cánh hoa màu trắng
Quả khổ qua rừng: Quả hình thoi, dài 8-10cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng. Khổ qua rừng và khổ qua nhà khác biệt về kích thước, số lượng u lồi trên thân quả.
Thành phần hóa học có trong khổ qua rừng:
Các thành phần hóa học có trong trái khổ qua rừng gồm có:
- Nước
- Lipid
- Năng lượng 79kJ (19kcal/100gr)
- Carbohydrat 4.32g
- Đường 1,95g
- Chất xơ thực phẩm 2g
- Chất béo 0,18g
- Chất béo no 0,014g
- Chất béo không no đơn 0,033g
- Chất béo không no đa 0,078g
- Protein 0.84g, Nước 93,95g
- Vitamin A equiv 6μg (1%)
- Thiamin (Vit B1) 0,051mg (4%)
- Riboflavin (Vit B2) 0,053mg (4%)
- Niacin (Vit B3) 0,280mg (2%)
- Vitamin B6 0,041mg (3%)
- Axit folic (Vit, B9) 51μg (13%)
- Vitamin B12 0μg (0%)
- Vitamin C 33mg (55%)
- Vitamin E 0,14mg (1%)
- Vitamin K 4,8μg (5%)
- Canxi 9mg (1%)
- Sắt 0,38mg (3%)
- Magie 16mg (4%)
- Phospho 36mg (5%)
- Kali 319mg (7%)
- Natri 6mg (0%)
- Kẽm 0,77mg (8%)
Ngoài ra còn có một số thành phần khác như: Alkaloid, charantin, charine, cryptoxanthin, cucurbitins, cucurbitacins, cucurbitanes, cycloartenols, diosgenin, axit elaeostearic, axit lauric, axit linoleicid acid linolenic, momordenol, momordicilin, momordicins, momordicinin,momordicosides,momordin, multiflorenol, acid myristic, nerolidol, acid oleanolic, axit oleic, axit oxalic, pentadecans, peptide, axit petroselinic, polypeptide, protein ribosome khử hoạt tính protein, acid rosmarinic, rubixanthin, spinasterol, glycosides steroid, stigmasta-diol, stigmasterol, taraxerol, trehalose, chất ức chế trypsin, uracil, vacine, v-insulin, verbascoside, vicine, zeatin, riboside zeatin, zeaxanthin, và zeinoxanthin.

Công dụng của cây khổ qua rừng:
Khổ qua rừng được sử dụng làm món ăn
- Lá và đọt khổ qua non dùng có thể dùng làm rau luộc, xào
- Lá và đọt khổ qua non dùng làm rau nấu canh, là loại canh có tác dụng giải nhiệt rất tốt
- Canh lá và đọt khổ qua rừng có thể nấu chay, canh mặn nấu với xương, cá và thịt bầm vò viên ăn rất hấp dẫn
- Quả khổ qua rừng xanh, bỏ ruột, xắt mỏng làm món rau xào riêng hoặc hổn hợp với nhiều loại ra quả khác, đặc biệt món ổ qua xắt mỏng xào trứng
- Khổ qua rừng xanh bổ dọc và xắt khúc nấu canh với thịt, xương có vị canh rất ngon
- Món khổ qua hầm
Sử dụng khổ qua rừng trong y học:
Theo đông y, khổ qua tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng.
Dân gian từ lâu đã lấy lá non khổ qua rừng làm rau ăn, toàn thân rễ lá làm thuốc trấn ban cho phụ nữ thời kỳ sinh nở. Nước sắc dây khổ qua rừng có tác dụng giải độc, dùng phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sẩy thai.
- Chống các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường..
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh tiểu đường tuýp 2.
Khổ qua rừng có thể dùng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Dùng cả trái khổ qua rừng chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.
Bệnh tiểu đường rất phức tạp, người bệnh phải sống chung với nó suốt đời, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh này có thể dùng thử thuốc nam (như khổ qua rừng, dứa, nụ vối hay vài loại thuốc khác) nhưng phải có bác sĩ chuyên khoa về tiểu đường theo dõi định kỳ, kiểm tra đường huyết. Nếu dùng thuốc nam không hiệu quả, phải sử dụng thuốc tây để kéo giảm đường huyết, sau đó dùng thuốc nam điều trị hỗ trợ.
Khổ qua rừng có tác dụng gì?
Khổ qua rừng có tác dụng tích cực tới một số triệu chứng bệnh như họ, thấp khớp, nhiệt lỵ… Cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng của khổ qua rừng trong những bài thuốc trong dân gian thường dung:
Chữa ho: Lấy quả khổ qua rừng xanh, rử sạch bổ đôi lấy nước uống trong ngày sẽ giảm được ho.
Chữa thấp khớp: Lấy 8 gam lá khổ qua rừng, dây thần thông 5 gam, cây vòi voi sao 8 gam, cây vòi voi sao 8 gam, dây đau xương sao 8 gam, cây xấu hổ 8 gam, rễ nhàu 8 gam, cỏ xước 8 gam, cây vòi voi sao 8 gam, dây thần thông 5 gam, cối xay 8 gam, rễ ngũ trảo 5 gam, dây thần thông 5 gam, quế chi 4 gam, gừng tươi 3 gam. Sắc đun sôi để ấm uống ngày 1 tháng.
Nhiệt ly: khổ qua rừng từ 1-2 quả, rửa sạch, nghiền nát trộn thêm với 100 gam đường trắng trộn đều. Để sau đó 2 giờ trộn với nước sôi nguội. Sau đó lọc lấy nước cho uống 1 lần.
Tiểu đường: Khổ qua rừng 150 gam, đậu trắng 100 gam. khổ qua rừng rửa sạch, bỏ ruột thái lát nhỏ, xào to lửa to bằng dầu cho chín tái, cho đậu phụ trắng cắt nhỏ và bột canh vào. Tiếp tục xào cho lửa vừa phải để chin đều đến khi ăn được, ngày ăn 1 lần.
Viêm họng: Khổ qua rừng 500 g, thịt lợn nạc 250 g, củ cải 200 g. Khổ qua rừng rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng nhỏ, củ cải thái miếng nhỏ, đun với nước lâu. Chín cho thêm bột canh, ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng, ho lâu ngày khó khỏi, kho khan, ho rát, đau họng lâu ngày.Một số
câu hỏi thường gặp khi sử dụng khổ qua rừng:
Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không?
Việc khổ qua rừng có tác động tích cực đến sức khỏe là có thật và được chứng minh trên nhiều công trình khoa học. Tuy nhiên việc lạm dụng hay sử dụng bừa bãi khổ qua rừng chắc chắn sẽ không mang lại kết quả tốt, đôi khi mang lại nhiều biến chứng bất lợi. Do vậy việc sử dụng khổ qua rừng, quí bạn đọc nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc có chuyên môn.
Bầu 4 tháng ăn khổ qua được không?
Khổ qua đặc biệt là khổ qua rừng, chưa có bằng chứng nào nói rằng việc sử dụng khổ qua cho bà bầu là có hại. Tuy nhiên sức khỏe của thai phụ là điều quan trọng. Nên tham khảo thêm thông tin của thầy thuốc.
Lá khổ qua rừng có trị mụn được không?

Trong kinh nghiệm dân gian: Những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt.
Một số lưu ý khi sử dụng khổ qua:
- Gây tác hại đến cho trẻ nhỏ: Nếu trẻ nhỏ ăn mướp đắng thì sẽ có những chất gây độc gây hại đến đường tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện hết nên việc đào thải những chất độc từ chúng ra gặp khó khăn. Do vậy cha mẹ không nên cho trẻ ăn khi quá bé.
- Làm tăng men gan: Ăn mướp đắng nhiều sẽ làm cho các enzim men gan tăng cao, ngoài ra nó còn có một thành phần chất vicine gây lên hiện tượng nhức đầu, đau bụng và có thể dẫn đến hôn mê.
- Giảm khả năng thụ thai: Trong loại quả này có một loại protein làm giảm khả năng thụ thai, thí nghiệm đã được thử nghiệm trên loài chuột khi chúng uống 1,8 nước mướp đắng trên một ngày.
- Gây thiêu máu: Ăn nhiều mướp đắng có khả năng dẫn đến thiếu máu, những triệu chứng khi gặp phải vấn đề thiếu máu là chóng mặt, buồn nôn.
Phương pháp trồng khổ qua rừng:
Cải tại đất canh tác bằng nguồn phân hữu cơ có sẵn.
- Thông thường là ủ phân chuồng như: phân bò, phân trâu, phân gà, phân cừu,…
- Xây dựng trại nuôi trùn quế để có nguồn phân trùn quế là loại phân hữu cơ cao cấp rất tốt cho cây trồng.
Ngâm rượu tỏi, ớt
- Chuẩn bị nguyên liệu phòng trừ sâu bệnh tấn công bằng cách ngâm rượu tỏi, ớt
- Với tỉ lệ: 1 lít rượu, 05,kg tỏi, 200gr ớt khô.
- Pha phun lên lá với tỉ lệ 20ml-40ml cho bình 16 lít. Có thể pha đậm thêm nếu cần thiết
Tăng cường những chế phẩm sinh học khác như: Dịch trùn quế, Axit humic, vườn sinh thái,..
- Bổ sung dinh dưỡng qua lá, qua gốc cho cây tăng trưởng và sau khi thu hoạch.
- Treo thêm long não, bột tỏi đề phòng ruồi vàng đục trái.
- Khoảng cách 10m một lon.
- Theo dõi thường xuyên sâu bệnh tấn công để có biện pháp phòng trừ.
Khuyến cáo:
Huongrung.net cung cấp thông tin dược liệu tự nhiên chăm sóc sức khỏe thường ngày với mục đích tham khảo. Không nên tự ý sử dụng các dược liệu hay bài thuốc. Quý vị hãy tham khảo theo ý kiến Thầy thuốc / Bác sỹ chuyên khoa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.