Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Bột hoa tiêu – Xuyên Tiêu

Bột hoa tiêu – Xuyên Tiêu

PHƯƠNG THỨC GIAO, NHẬN HÀNG:

1. Đối với khách hàng tại Tp.HCM: Quý khách có nhu cầu mua bột hoa tiêu, nếu quý khách có nhu cầu giao hàng tận nơi, quý khách vui lòng cung cấp tên người nhận hàng, số điện thoại và địa chỉ. Tùy vào khu vực gần xa, phí gửi hàng giao động trong khoảng 20-30k/ 1 lần giao hàng. Quý khách nhận hàng, kiểm tra hàng và gửi tiền lại cho shipper của Hương Rừng

2. Đối với khách các tỉnh lân cận: Ngoài 2 phương thức trên, quý khách có thể chọn cách gửi hàng qua bưu điện, nhận được hàng, quý khách gửi tiền. Lưu ý  với cách chuyển hàng này, thời gian nhận hàng giao động trong khoảng 5-7 ngày. Quý khách vui lòng thanh toán thêm phí gửi hàng.

Hoa tiêu

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HOA TIÊU

Nguồn gốc: Hoa tiêu có nguồn gốc từ Trung Hoa, cây Hoa tiêu mọc nhiều ở các tỉnh miền núi như: Tứ Xuyên, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Vân Nam 

Nhắc đến Hoa têu, người ta thường biết đến với tên Xuyên Tiêu. Người Tứ Xuyên – Trung Quốc sử dụng Hoa tiêu như một loại gia vị chính trong các món ăn. Hoa tiêu thường được phơi khô và xay thành bột, một vài món ăn người ta sử dụng nguyên quả. Hoa tiêu có vị cay, nóng, phù hợp với các món ăn có tính hàn như: Hải sản, đồ tươi sống. Ngoài ra người Tứ Xuyên còn dùng Bột hoa tiêu để làm gia vị cho các món nước sốt cực kỳ nổi tiếng.

Hoa tiêu hay còn gọi là Xuyên tiêu

Tác dụng dược tính của Hoa tiêu:

(Trang 333-336 trích từ sách Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập – GS-BS Trần Văn Kỳ, nhà xuất bản Đà Nẵng )

Tên gọi khác: Thục tiêu, Xuyên tiêu, Ba tiêu, Hồng tiêu, Đại hồng bào, Hạt sen, Hoa tiêu thích, Sơn hồ tiêu thích, Sưng, Hoàng lực, Dã hoa tiêu, Lưỡng diện châm, Lưỡng phù châm

Tên khoa học: Fructus Zanthoxyli Bungeani

Hoa tiêu nguyên tên là Tần tiêu, còn nhiều tên khác là Thục tiêu, Xuyên tiêu, Ba tiêu, Hồng tiêu, Đại hồng bào, Hạt sen, Hoa tiêu thích, Sơn hồ tiêu thích, Sưng, Hoàng lực, Dã hoa tiêu, Lưỡng diện châm, Lưỡng phù châm.

Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, là quả phơi hay sấy khô của cây Hoa tiêu, có nhiều tên thực vật khác nhau: Zanthoxylum bungeanum Maxim, Zanthoxylum schinifolium Sieb et Zucc, Zanthoxylum simulans Hance (Zanthoxylum bungei Planch), Zanthoxylum nitidum DC (Fagara pipenita Lour). Thuộc họ Cam quýt (Rutceae). Cây Hoa tiêu mọc nhiều nơi ở nước ta nhất là ở các tỉnh miền núi như Vĩnh phú, Lào cai, Bắc thái, Cao bằng, Lạng sơn, Hòa bình, Nghệ tĩnh. Còn ở Trung quốc như Tứ xuyên, Thiểm tây, Hà bắc, Đông bắc, Giang tô, Quãng đông.

 

Tính vị qui kinh: Xuyên tiêu vị cay tính nóng, có độc ít. Qui kinh: Tỳ, Vị, Thận.

Theo các sách cổ:

  • Sách Bản kinh: vị cay ôn.
  • Sách Danh y biệt lục: Đại nhiệt, có độc.
  • Sách Bản thảo cương mục: thuốc vào kinh thủ túc thái âm, hữu thận, mệnh môn phần khí.

Thành phần chủ yếu:

Trong quả có tinh dầu (volatile oil) thay đổi từ 0,7 – 9% tùy loại cây và nơi mọc.

Theo sách Đỗ Tất Lợi thì trong hạt có 1% tinh dầu và thành phần chủ yếu là limonen (44%), geraniol 912,14%), neral (10,95%), linalol (6,84%) (Theo Nguyễn Xuân Dũng, PA Lecleq,T.H.Nga,1990).

Hoa tiêu

 

Tác dụng dược lý:

Theo Y học cổ truyền: Hoa tiêu có tác dụng ôn trung, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị các chứng: đau bụng do lạnh, đau răng, tiêu chảy, lãi đũa, chàm ngứa ngoài da.

Trích đọan Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: ” Chủ khái nghịch do tà khí, ôn trung. Trị chứng cơ khớp da tê khó vận động, hàn thấp tý thống, hạ khí”.
  • Sách Bản thảo cương mục: ” Tiêu là thuốc thuần dương .. vị cay mà tê, khí ôn nóng .. nhập phế tán hàn trị ho, nhập tỳ trừ thấp; trị phong hàn thấp tý, phù thũng tả lî, nhập thận phải bổ hỏa; trị dương suy, chân yếu, cửu lî . còn viết: Người thương thực do ăn quá no, cảm giác khí xông lên, ngực tâm đầy tức, nuốt 10, 20 hạt tiêu là hết. Thuốc có thể thông tam tiêu, dẫn chân khí, giảm khí độc (hạ ác khí) tiêu tích thực. Đái Nguyên Lễ viết : Phàm người nôn mà uống thuốc không chịu, tất có lãi đũa ở trong, do lãi gặp thuốc thì động mà lãi động thì nôn ra thuốc mà lãi không ra, nếu cho 10 hạt tiêu thêm vào thuốc thì lãi êm nên Trọng Cảnh trị hồi quyết, trong Ô mai hoàn dùng tiêu ý là vậy”.

 

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng đối với dạ dày và ruột: lượng nhỏ geraniol cho chuột đồng uống làm tăng thời gian thức ăn qua ruột trước hết bằng sự ức chế nhu động của dạ dày và ruột.
  • Thuốc có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ.
  • Thuốc có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn dung huyết, tụ cầu vàng, phế song cầu khuẩn, trực khuẩn lî, thương hàn và một số nấm ngoài da. Thuốc giết chết lãi đũa ở heo.
  • Thuốc có tác dụng hạn chế chảy sữa: dùng nước sắc Ngô thù uống với đường đen làm cho sữa mẹ giảm hoặc mất hẳn trong 1 – 2 ngày sanh.
  • Liều nhỏ geraniol có tác dụng lợi tiểu nhẹ.

 

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị chứng đau bụng do lạnh, đau bụng kiết lî:

  • Bài Đại kiến trung thang (Kim quỉ yếu lược): Xuyên tiêu, Can khương đều 5g, Đảng sâm 10g, sắc bỏ xác cho đường phèn 30g hòa uống nóng. Trị chứng đau bụng lạnh, buồn nôn.
  • Xuyên tiêu hoàn: Xuyên tiêu 4g, Phụ tử 10g (sắc trước), Khương bán hạ 10g, tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần. Trị đau bao tử do lạnh.
  • Tiêu phụ thang: Xuyên tiêu, Can khương đều 4g, Diêm phụ tử 10g (sắc trước). Sắc uống nóng, trị bụng đau tiêu nhiều nước.

2.Trị lãi đũa tiêu tích:

  • Rượu Xuyên tiêu: Xuyên tiêu (sao qua) 6g, ngâm rượu uống, trị đau bụng lãi.
  • Tiêu ma thang: Hoàng liên 5g, Hoàng cầm 8g, Can khương 5g, Bạch thược 12g, Xuyên tiêu 5g, Ô mai, Đảng sâm, Chỉ thực, Khương bán hạ đều 10g sắc uống nóng. Trị đau bụng lãi, nôn nhiều.

3.Trị chàm, viêm da ngứa:

  • Hoa tiêu, Khổ sâm, Địa phu tử, Minh phàn lượng bằng nhau, sắc lấy nước xông rửa.
  • Hoa tiêu, Hoàng liên lượng bằng nhau, ngâm cồn 75% xát ngoài da. Trị viêm da.

4.Dùng làm tắt sữa: mỗi lần dùng 14 – 16 hạt Hoa tiêu (khoảng 0,4g) tán mịn cho vào nang nhựa, ngày 3 lần sau sanh dùng ngay, uống liên tục 3 – 4ngày. Theo dõi 163 ca, kết quả 93,9% (Báo cáo của Trần thiệu Vân, Học báo của Học viện Quân y số 2 1987,3:232).

5.Trị nấm âm đạo: dùng dầu Hoa tiêu 3ml gia oleic acid chế thành viên đạn( mỗi viên nặng 4  0,05g) mỗi tối đặt 1 viên, 5 ngày là một liệu trình, thường dùng 1 – 2 liệu trình. Theo dõi 418 ca, tỷ lệ kết quả 90,9% (Báo cáo của Tử lăng Vân, Thông báo Dược học 1988,5:291).

Liều lượng thường dùng và chú ý:

  • Liều dùng uống: 2 – 5g, dùng ngoài lượng vừa đủ.
  • Trường hợp âm hư hỏa vượng không dùng.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Hoa tiêu
Xuyên tiêu
Mua bột hoa tiêu
Mua bột hoa tiêu ở đâu
Mua xuyên tiêu ở đâu
Bột hoa tiêu bán ở đâu
Nơi bán bột hoa tiêu
Giá bột hoa tiêu
Bột hoa tiêu tphcm
Bột hoa tiêu Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *