Nội dung bài viết
Khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc đối với chúng ta, được dùng để chế biến thành những món đơn giản nhưng được yêu thích như khoai lang nướng, khoai lang hấp,… Nếu như khoai lang chúng ta mua về mà dùng không hết thì cũng sẽ như các loại củ khác, rất dễ xảy ra hiện tượng mọc mầm. Vậy khoai lang mọc mầm có ăn được không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để có câu trả lời nhé!
Công dụng của khoai lang
- Khoai lang là một loại củ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như tinh bột, chất xơ, khoáng chất và các vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B6. Các protein có trong khoai lang có khả năng chống oxy hóa cho cơ thể. Còn các vitamin A và vitamin C có tác dụng chống viêm nhiễm và phòng ngừa các bệnh như viêm khớp, viêm đa khớp, suyễn.
- Những người bị đái tháo đường cũng có thể sử dụng khoai lang vì vị ngọt của khoai lang giúp ổn định nồng độ đường trong máu, làm giảm sức kháng insulin.
- Còn những người mắc chứng táo bón nên lựa chọn khoai lang luộc để thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày để cải thiện tình trạng này. Bởi trong khoai lang chứa nhiều chất xơ có tác dụng kích thích các nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả.
- Bên cạnh đó, những người muốn giảm cân cũng nên ưu tiên ăn khoai lang, bởi lượng calo có trong khoai lang khá ít, chỉ bằng phân nửa lượng calo có trong khoai tây và 1/3 so với cơm.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
- Khoai lang sau khi thu hoạch hoặc mua về nếu dùng không hết, thời gian để quá lâu trong môi trường không khí ẩm ướt thì rất dễ xảy ra hiện tượng mọc mầm. Có nhiều ý kiến cho rằng khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên có thể ăn, chế biến bình thường. Tuy nhiên, trước khi chế biến, chúng ta nên dùng dao gọt bỏ sạch phầm mầm mọc và ngâm với nước muối khoảng 10 phút.
- Khi khoai lang mọc mầm thì lúc này, các chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất có trong khoai lang sẽ bị mất đi, hương vị khoai cũng không còn ngon và hấp dẫn như khi chưa mọc mầm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những củ khoai lang mọc mầm sẽ chứa nhiều hàm lượng glycoalkaloid. Do đó, khi chúng ta ăn phải những củ khoai lang mọc mầm thì hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại có trong mầm khoai tây. Tuy nhiên, khoai lang mọc mầm không quá nguy hiểm như khoai tây mọc mầm. Nhưng khuyến cáo chúng ta không nên ăn khoai lang mọc mầm vì chúng cũng có chứa độc tố có thể gây đau bụng, nôn mửa.
- Khoai lang mọc mầm tuy không quá độc hại nhưng chính các loại nấm mốc màu nâu hoặc đen bám trên vỏ khoai lang mới là nguyên nhân đáng lo ngại. Nếu như trên củ khoai lang xuất hiện các đốm đen hay nâu thì khi đó củ khoai lang đã bị nhiễm độc tố do nấm mốc sản sinh ra là ipomeamarone. Chất này làm khoai lang có vị đắng, ngay cả khi bạn chế biến thì hoạt tính sinh vật của nó cũng không bị mất đi. Do đó, khi ăn những củ khoai này sẽ khiến cho người ăn bị nôn mửa, đau bụng dữ dội, chóng mặt, hoa mắt. Vì vậy, những người có đường tiêu hóa yếu như trẻ em, người già thì không nên ăn khoai lang mọc mầm.
Cách chọn khoai lang
Khi chọn khoai lang, bạn nên lựa chọn những củ khoai còn tươi, cứng, cầm chắc tay, vỏ khoai không bị thâm, dập hay bị nứt thân. Không nên chọn những củ khoai quá to, chỉ nên chọn những củ khoai lang có kích thước vừa phải, vì những củ khoai to sẽ bị xơ nhiều hơn và ăn sẽ không ngon.
Bảo quản khoai lang đúng cách
Nếu như khoai lang mua về chưa sử dụng ngay hoặc sử dụng không hết thì bạn nên bảo quản khoai lang ở những nơi khô, thoáng mát, không để khoai lang ở những nơi ẩm ướt và không dùng túi nilon để bọc kín khoai. Và bạn cũng không nên bảo quản khoai lang trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ làm khoai bị héo đi, mất mùi vị và nhanh bị hỏng hơn.