Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Thảo quả

Thảo quả

  • bởi

 

BẢNG GIÁ THẢO QUẢ

PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN:

  • Đối với quý khách tại Tp.hcm, quá khách có nhu cầu mua Thảo quả khô, quý khách vui lòng gọi điện cho chúng tôi qua số điện thoại: 0909.652.109. Cung cấp thông tin về địa chỉ, số điện thoại người nhận, Chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà, khi nhận hàng, quy khách vui lòng thanh toán cho shipper. Hoặc quý khách có thể đến trực tiếp địa chỉ: 421/8/29/2 Kha Vạn Cân – Hiệp Bình Chánh – Thủ Đức để có thể trực tiếp xem quả sa nhận và mua hàng.
  • Đối với quý khách ở các tỉnh khác: Quý khách có thể nhận hàng được gửi qua bưu điện, quý khách nhận hàng và thanh toán tiền cho bưu tá. Hoặc quý khách có thể nhận hàng tại nhà xe quý khách có nhu cầu muốn gửi hàng. Quý khách vui lòng thanh toán tiền trước cho chúng tôi, khi nhận được, chúng tôi sẽ tiến hành gửi hàng theo yêu cầu của quý khách.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THẢO QUẢ

Trích từ sách Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập của GS – BS Trần Văn Kỳ, nhà xuất bản Đà Nẵng

Tên Khoa học: Fructus Amomi Tsao-Ko

Thảo quả dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Ẩm thiện chính yếu, là quả chín phơi hay sấy khô của cây Thảo quả, tên thực vật là Amomum Tsao-Ko Crevost et Lemaire thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền Bắc nước ta như Hoàng liên sơn, Hà giang, Tây bắc. Ở Trung quốc Thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân nam, Quảng tây, Quí châu.

Thảo quả chín hái về (quả phải chưa nẻ) phơi hay sấy nhẹ lửa cho khô (thường 3 – 4 ngày đêm) quả khô sẽ ngã màu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường được phủ một lớp phấn trắng, khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, vì nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm.

Tính vị qui kinh: Thảo quả vị cay, tính ôn, qui kinh Tỳ vị.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Am thiện chính yếu: vị cay tính ôn không độc.
  • Sách Bản thảo tùng tân: cay nhiệt.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Tỳ vị.

Thành phần chủ yếu:

Thảo quả có tinh dầu chừng 1 – 3%. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm ngọt, vị nóng cay dễ chịu. Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (1989) đã nghiên cứu thấy trong tinh dầu có thành phần chủ yếu: 1-8 cineol (30,61%), trans-2 undecanal (17,33%), citral B (geranial) (10,57%), terpineol (4,34%).

Tác dụng dược lý:

Theo Y học cổ truyền: Thảo quả có tác dụng táo thấp ôn trung, tiệt ngược.

Chủ trị chứng tỳ vị hàn thấp, sốt rét (ngược tật).

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Bản thảo cương mục: Thảo quả cùng dùng với Tri mẫu. Trị chứng chướng ngược hàn nhiệt, dùng thuốc một âm một dương nên không có hại do thiên thắng. Thảo quả trị hàn ở Thái âm, Tri mẫu trị hỏa ở Dương minh”.
  • Sách Bản thảo cầu chân: ” Thảo quả và Thảo đậu khấu, nhiều sách đều ghi khí vị tương đồng, công hiệu không khác, uống thuốc đều có thể ôn vị trục hàn. Thuốc có khí vị phù tán, mắc chứng chướng ngược, uống thuốc đều có hiệu quả”.
  • Sách Bản thảo chính nghĩa: ” Thảo quả cay ôn táo liệt, thiên trừ hàn thấp mà ôn táo trung cung cho nên thuốc là vị chủ dược trừ hàn thấp ở tỳ vị. Ở vùng rừng núi, khí độc sương mù đều là loại âm thấp tà dễ làm tổn thương chân khí nên trừ khí độc phải dùng thuốc ôn táo phương hương để thắng âm ma thấp trọc”.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Nước sắc 0,25 – 0,75% của Thảo quả có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật thí nghiệm (guinea-pig).

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị chứng ngực bụng đau đầy do hàn thấp tích trệ:

  • Thảo quả ẩm: Thảo quả (nướng) 5g, Hậu phác, Hoắc hương đều 10g, Thanh bì, Bán hạ, Thần khúc đều 6g, Lương khương 5g, Đinh hương, Cam thảo đều 3g, Sinh khương, Đại táo đều 10g, sắc uống.

2.Trị sốt rét: Rét nhiều nóng ít hoặc chỉ rét mà không nóng hoặc tiêu chảy không buồn ăn.

  • Quả Phụ thang: Thảo quả nhân 3g, Thục phụ tử 10g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả, sắc uống.
  • Thảo quả nhân 2g tán bột bọc trong miếng gạc, trước khi lên cơn 1 giờ nhét lỗ mũi ( 1 bên).
  • Thảo quả 10g, Kha tử 10g, Sinh khương 7 miếng, Táo đen 2 quả, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Trị sốt (rét nhiều sốt ít), đại tiểu tiện nhiều.
  • Tiểu Sài hồ thang gia Thường sơn, Thảo quả: Sài hồ, Bán hạ, Hoàng cầm đều 6 – 12g, Thường sơn 3 – 10g, Thảo quả 5g, sắc uống. Trị chính ngược.
  • Nhiều bài thuốc cổ phương dùng Thảo quả như:

1.Tiệt ngược thất bảo ẩm (Dương thị gia tăng phương): Thường sơn, Thảo quả, Binh lang, Hậu phác, Trần bì, Thanh bì, Cam thảo.

2.Thường sơn ẩm (Cục phương): Lương khương, Ô mai, Tri mẫu, Thường sơn, Thảo quả, Cam thảo.

3.Trị rối loạn tiêu hóa: Do ăn uống không tiêu, tích thực gây vùng thượng vị đầy đau, nôn . dùng bài:

  • Thảo quả bình vị tán: Thảo quả (nướng) 5g, Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Sinh khương đều 10g, Cam thảo 3g, Đại táo 3 quả sắc uống. Tác dụng kiện vị tiêu thực.

4.Trị hôi miệng: Thảo quả giã dập ngậm vào miệng nuốt nước.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

  • Liều: 3 – 6g, uống độc vị hoặc phối hợp với nhiều loại thuốc sắc uống.
  • Dùng thận trọng đối với chứng âm huyết hư vì tính ôn táo của thuốc dễ làm tổn thương âm huyết.

CÔNG DỤNG CỦA THẢO QUẢ

Thảo quả ngoài công dụng hình thành hương vị cho các món ăn mà thảo quả còn rất hiệu quả cho cơ thể của bạn. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có tác dụng phụ khi sử dụng.

Giá trị dinh dưỡng của thảo quả 

Thảo quả là một trong những thảo dược được sử dụng khắp nơi trong nhiều thức ăn. Nhờ đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay, nó được coi là vua của các loại gia vị.

Lúc nhắc đến các chất dưỡng chất của thảo quả, các chuyên gia hàng đầu đều thừa nhận trong loại thảo dược này có thành phần những chất sau rất đa dạng: Carbohydrate; protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm; tinh dầu (dầu dễ bay hơi)…

Thảo quả dùng để làm gì? Có tác dụng gì?

  • Chống lại hiện tượng ợ nóng: Loại thảo dược này kích thích việc tiết chế mật và hỗ trợ giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày. Vì thế, nó có công dụng chống lại tình trạng bị ợ nóng.
  • Chống lại ung thư: Một phát hiện của Viện Ung thư Quốc gia Chittaranjan ở Ấn Độ cho biết uống nước hòa tan từ thảo quả có tác dụng ức chế sự tăng trưởng, thậm chí tiêu diệt các tế bào gây ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Phát hiện này được thí nghiệm trên chuột bạch Thụy Sĩ, tuy nhiên, những kết quả được khuyến khích để tìm hiểu kĩ hơn với các thử nghiệm lâm sàng ảnh hưởng đến con người.
  • Tốt cho máu: Thảo quả cũng là một thành phần sắt rất tốt. 100g thảo quả có chứa 13,97mg sắt (tương đương 175% thành phần sắt bạn cần mỗi ngày). Sắt là chất cần thiết trong việc tạo ra tế bào máu và sự trao đổi chất của những tế bào. Trao đổi với những thành phần khác như kali, magiê… thảo quả được xem là dưỡng chất góp phần sản xuất những tế bào máu đỏ.
  • Tốt cho hệ bài tiết: Một nghiên cứu được tiến hành bởi AH Gilani cho Bộ Khoa học sinh học và y sinh tại Đại học Aga Khan ở Pakistan thừa nhận rằng, thảo quả thúc đẩy quá trình đi tiểu, tăng lượng nước tiểu từ thận để loại bỏ các chất dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể. Phát hiện này được thực hiện trên chuột thí nghiệm, tuy nhiên, kết quả rất đáng đưa ra cho các chuyên gia thí nghiệm lâm sàng ảnh hưởng đến cơ thể.

  • Ngăn ngừa đông máu: Một phát hiện được thực hiện bởi WJ Suneetha cho Cục Hóa sinh và dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu Công nghệ Thực phẩm Trung ương Ấn Độ cho biết thảo quả có chứa một số dưỡng chất bảo vệ và ngăn ngừa những máu vón cục và nguy cơ tạo ra cục máu đông. Thảo quả có chức năng này là do nó có thể chống lại sự hình thành tiểu cầu, mà kết tập tiểu cầu lại chính lại là nguy cơ dẫn đến sự phát triển thành cục máu đông.
  • Tốt cho tim: Thảo quả là một nguồn cung cấp dưỡng chất như kali, canxi và magiê… rất đa dạng. 100g thảo quả có chứa tới 1119mg kali. Kali là một dinh dưỡng cần thiết của tế bào và chất dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
  • Giảm sự đầy hơi: Thảo quả có tác dụng hỗ trợ giảm nước và không khí trong cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng ợ hơi, căng bụng. Sử dụng tỏi, hành tây là một nguyên nhân có thể làm tăng lượng không khí và nước trong cơ thể và làm cho bạn căng ở bụng. Để ngăn ngừa hiện tượng này, bạn nên ăn cùng với thảo quả.
  • Làm giảm huyết áp: Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu thuốc tại trường Cao đẳng Y tế RNT ở Ấn Độ cho biết rằng thảo quả có tác dụng cải thiện huyết áp cao. Sử dụng 3g thảo quả hằng ngày liên tục 12 tuần làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu, tâm trương và huyết áp trung bình. Các kết quả của nghiên cứu này được khuyến khích cho việc sử dụng thảo quả để ngăn ngừa yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.

 

ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY THẢO QUẢ

  • Thân thảo, sống lâu năm, cao 2-3m. Thân rễ mọc ngang có nhiều đốt, đường kính to tới 3-4cm, lõi màu trắng, phía ngoài màu phớt hồng, mập mạp, có mùi thơm.
  • Lá mọc so le theo thân cây, có cuống hoặc không, bẹ lá có phiến dọc, phiến lá dài 50-60cm, nhẵn bóng, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, mép nguyên.
  • Hoa tự mọc thành bông từ gốc, dài 15-20cm, hoa đơn có cánh màu đỏ. Mỗi bông sẽ phát triển thành chùm quả gồm 10-25 quả. Khi chín, quả có màu đỏ tím, đường kính 2-3cm, dài 3-4cm. Vỏ dày 4-5mm, lúc tươi mặt ngoài nhẵn bóng, khi chín bị nhăn nheo lại.
  • Qủa hình trứng có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa 6-7 hạt. Hạt có áo hạt và mùi thơm, hình tháp dẹt. Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 8-12.
  • Phân bố tự nhiên ở vùng khí hậu ấm, ẩm ướt, cận nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm từ 15-20 độ C, lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, chịu được tuyết và băng giá. Ở độ cao 1000-2000m so với mực nước biển.
  • Thích hợp với các loại đất tốt còn mang tính chất đất rừng, nhiều mùn, giàu đạm, xốp, ít chua, thành phần cơ giới trung bình, thấm nước nhanh, thoát nước tốt, gần khe suối ẩm mốc quanh năm
  • Không ưa đất sét nựng hoặc đất cát nhẹ. Năm nào mưa ít, khí hậu khô hạn kéo dài, năm đó sẽ bị mất mùa quả.
  • Cây chịu bóng, luôn cần có tán che 0,3-0,7 nhưng sinh trưởng và phát triển tootsn hất là dưới tán rừng thưa có độ tàn che 0,3-0,4; ở nơi trống trải, nắng chíu lá bị vàng và chết.
  • Mọc hoang và cũng được gây trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc như Quảng Tây, Vân Nam, và các tỉnh vùng biên giới Việt Trung như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.
  • Trước đây ở nước ta Thảo quả cũng được gây trồng với diện tích lớn, khoảng 700-800ha thu hoạch được chừng 500 tấn mỗi năm, nhiều nhất là ở Thanh Thủy, Bảo Lạc, Hoàng Xu phì nhiêu (Hà Giang), Sapa, Bát xát (Lào Cai), phong thổ, Sình hồ (Lai Châu), hiện nay, hàng năm cũng sản xuất được khoảng 300 tấn, riêng Lào Cai có tới 200 tấn Thảo quả khô/năm. Oử huyện Phong Thổ-Lai Châu, nhân dân đã phong nuôi bảo vệ và phát triển được 200ha dưới tán rừng dẻ.
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THẢO QUẢ
  •  Độ cao từ 800-900m trở lên, tốt nhất là từ 1000-1500m so với mực nước biển.
  • Khí hậu ẩm mát quanh năm: Nhiệt độ bình quân năm: 15-20 độ C. Lượng mưa: Trên 2000mm. Độ ẩm không khí trên 70-80%.
  • Đất đai: Tơi xốp, giàu mùn, đạm, kali. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ. Đất mát ẩm, thoát nước, độ pH 5-6. Tầng đất sâu dày trên 50-60cm.
  • Thực bì: dưới tán rừng thưa có độ tàn che từ 0,3-0,7, tốt nhất là từ 0,4-0,5.
Nguồn giống:
  •  Chọn cây mẹ 1-2 tuổi, cây trưởng thành trong các bụi đã ra hoa, có quả sai và to để lấy thân ngầm hoặc thu hái quả lấy hạt làm giống.
  • Giống bằng thân ngầm: Đào lấy thân ngầm dài từ 7-10cm, đường kính từ 2,7-5cm, có 2-3 mắt còn tươi, chặt bỏ phần thân khí sinh dưới ngọn chỉ để lại đoạn dài 35-45cm ở sát gốc.
  • Giống bằng hạt: Cuối tháng 11-12 khi Thảo quả đã chín thành thục, thu hái quả to, chín đỏ thẫm, cho vào nước sạch, chà xát để tách vỏ, rửa sạch lớp áo hạt, hong phơi hạt khô, tốt nhất là đem gieo ngay.
  • Nếu chưa gieo trồng hom thân ngầm hoặc hạt phải bảo quản trong cát ẩm nơi thông thoáng nhưng thời gian cất trữ không quá 3-4 tháng.

Tạo cây con từ hạt 
  •  Ngâm hạt trong nước ấm 40-50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 8 giờ, vớt ra để ráo nước, cho vào cát hoặc túi vải tưới đẫm nước, ử cho đến khi hạt đứt nanh đem gieo lên luống đã chuẩn bị sẵn.
  • Luống gieo phải được làm đất kỹ, bón lót 3-4kg phân chuống hoai cho 1m vuông mặt luống, luống có kích cỡ rộng 1m, dài 5-10m, cao 15-20cm, rãnh giữa 2 luống rộng 35-40cm.
  • Cự ly gieo hạt 10x20cm, gieo xong phủ đất mịn kín hạt và tưới đủ ẩm hàng ngày cho cây.
  • Phải làm làn che bằng phiên nứa hoặc cắm ràng đảm bảo cây có độ che bóng 70-80% trong suốt thời gian gieo ươm, thường xuyên làm cỏ xới đất cho cây con.
  • Tiêu chuẩn cây con: Tuổi 12-18 tháng, cao 60-80cm, sinh lực tốt, không bị sâu bệnh.
Thời vụ trồng:
  •  Trồng bằng hom thân ngầm vào tháng 4 lúc này cây nhẹ chưa ra hoa, hàm lượng nước trong thân ít.
  • Trồng bằng cây con rễ trần từ tháng 4-9 vào ngày mưa, râm mát, độ ẩm đất và không khí cao
  • Xử lý thực bì: Phát luỗng thảm tươi dây leo, bụi rậm dưới tán rừng, băm nhỏ rải đều trên mặt đất để phòng phân hủy.
  • Dẫy phát cây cỏ cục bộ quanh hố trồng đường kính rộng 0,8-1,0m.
  • Làm đất cục bộ theo hố, kích cỡ hố đào 40x40x40cm.
  • Mật độ 2900c/ha hay 2000c/ha hoặc 1650c/ha.
Cách trồng:
  • Trồng bằng hom thân ngầm, đặt cây đứng giữa hố những hom phải nằm nghiêng 1 gốc 25-30 độ so với mặt đất, lắp đất, dặm chặt.
  • Trồng bằng cây con rễ trần, đặt cây con giữa hố, lắp đất dặm chặt.
  • Sau khi dặm chặt vào đất vụn tiếp tục lắp đất cao hơn miệng hố 4-5cm.
  • Cây trồng cách gốc cây gỗ trong rừng khoảng 0,7m.
Chăm sóc:
  •  Mỗi năm chăm sóc 2-3 lần, phát bỏ cây cỏ xâm lấn, dây leo bụi rậm, xới xáo đất quanh gốc đường kính 1m. Thời gian chăm sóc vào các tháng 4,7 và 10.
  • Kết hợp chăm sóc lần cuối trong năm saukhi thu hoạch quả bón thúc cho mỗi gốc 1-2kg phân chuồng hoai, trộn với 2% phân NPK hoặc 200-300g phân hữu cơ vi sinh cho 1 cây hoặc 50g dung dịch dinh dưỡng thủy canh dạng bột.

Thu hoạch chế biến Thảo quả

  • Sau khi trồng đến năm thữ 3 bắt đầu ra hoa kết quả, năm thứ 4 cây bắt đầu sai quả, từ năm thứ 6 trở đi thì cây cho nhiều quả.
  • Vào khoảng tháng 10, khi vỏ quả bắt đầu ngả thành màu đỏ, chưa bị nứt và bắt đầu thu hái, thu hái chậm quả đã bị nứt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng. Qủa hái về phơi trên thên thưa và sấy nhẹ lửa 3-4 ngày đêm cho tới khi vỏ quả nhăn lại thành các vết dọc và có 1 lớp phấn trắng phủ bên ngoài là quả đã khô. Không nên sấy ở nhiệt độ quá cao vỏ bị sém lửa nhưng nhăn lại chưa khô, dễ bị vỡ vụn và mất mùi thơm làm giảm giá trị sản phẩm.
  • Có thể quả hái về bỏ vào nước sôi 2-3 phút, vớt ra đem phơi nắng hoặc sấy khô, làm như vậy quả có màu đẹp, tươi, sau khi sấy hoặc phơi khô cũng có thể đập bể vỏ ngoài chỉ lấy hạt đem bán luôn.
  • Một kg quả khô có 250-280 quả, cho vào túi ni lông, bịt kín để nơi khô ráo thoáng mát, khi dùng mới tách vỏ lấy hạt để có mùi thơm.
  • Những năm trước ở thị trường trong nước giá Thảo quả khô từ 3500-4000 đ/kg nhưng năm 1999 tăng vọt lên tới 25000-30000đ/kg do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

thảo quả
cây thảo quả
cây thảo qua
cay thao qua
tác dụng của thảo quả
cây thảo quả có tác dụng gì
thao qua
thảo quả là gì
trái thảo quả
thảo quả có tác dụng gì
thảo quả dùng làm gì
hạt thảo quả
cây thảo quả có tác dụng gì
tác dụng của thảo quả
cách dùng thảo quả
thảo quả khô
thảo quả có tác dụng gì
hinh anh cay thao qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *